Giải đáp thắc mắc: bầu ăn mì gói được không?

Bầu ăn mì gói được không đang được các mẹ bầu thắc mắc bởi có ý kiến cho rằng mì tôm không tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi. Thực hư việc này ra sao? Cùng giải đáp trong bài viết nhé.

Mì gói từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta vì đây là một loại thức ăn vô cùng tiện lợi mà hương vị khá hấp dẫn. Nhiều người biết rằng ăn mì sẽ làm cơ thể bị nóng trong, chứa nhiều chất không tốt. Vậy bầu ăn mì gói được không? Chắc chắn là có thể rồi nhưng ăn làm sao cho đúng và an toàn thì không phải ai cũng biết? Bài viết này sẽ giải đáp cho các mẹ bầu về vấn đề này nhé.

Những thành phần có trong mì không tốt cho mẹ bầu

Một số thành phần có trong mì gói gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Một số thành phần có trong mì gói gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé

Trong những thành phần của mì gói, có một vài thành phần nếu bà bầu hấp thu sẽ mang lại hiệu quả không tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Muối

Gói mì 100g thì có tới 2.5g muối. Vì thế, khi nạp quá nhiều mì gói vào cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị tích tụ nhiều muối, dễ gây ra tình trạng cao huyết áp khi mang thai. Điều đó gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình sinh.

Bột mì tinh chế

Với thực phẩm đã qua quá trình tinh chế, hầu như các chất dinh dưỡng sẽ không còn và bột mì cũng vậy. Các nhãn hàng sản xuất đều không đưa ra cụ thể thành phần dinh dưỡng còn tồn đọng trong bột mì hay khoai tây.

Chất bảo quản trong mì

Đa phần những dòng mì gói hiện nay đều có chứa chất bảo quản, một thực phẩm hay hương liệu tổng hợp,… để tạo nên hiệu quả sử dụng lâu dài cũng như giúp hương vị, màu sắc của mì hấp dẫn hơn. Nhưng với sức khỏe thai nhi thì điều ấy lại cực có hại.

Bột ngọt

Đây là thành phần được dùng rất nhiều trong thức ăn và các loại thực phẩm. Việc dùng bột ngọt trong mì gói giúp tăng hương vị, đồng thời kéo dài hạn sử dụng. Dù trong mỗi gói mì không có nhiều bột ngọt nhưng tích tụ lâu dài có thể khiến cơ thể mẹ và bé bị ảnh hưởng.

Các chất béo chuyển hóa

Trong mì, chất béo đều là các chất béo chuyển hóa. Lúc vào cơ thể với lượng lớn sẽ làm nồng độ cholesterol bị tăng lên. Điều này thực sự không có lợi cho sức khỏe mẹ và bé trong quá trình sinh.

Giải đáp: Bầu có nên ăn mì tôm không?

Vậy bầu ăn mì gói được không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn. Vì trong thành phần dinh dưỡng của mì gói vẫn chứa chất đạm, chất béo, sắt, năng lượng cho cơ thể…

Do đó, khi được dung nạp một lượng vừa phải cơ thể sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho cả mẹ và thai nhi. Nhưng bên cạnh các thành phần dinh dưỡng trên thì mì gói cũng có những thành phần không tốt cho mẹ và bé. Ngoài ra, các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm này cũng tương đối nghèo nàn.

Cho nên, bạn hãy hạn chế việc lạm dụng mì gói và ăn quá nhiều do có thể khiến thai nhi và mẹ thiếu dưỡng chất trầm trọng. Nhất là, trong thời điểm 3 tháng đầu thai nhi, mẹ bầu cần kiểm soát thói quen ăn mì tôm của mình bởi thai nhi giai đoạn này đang cần bổ sung dinh dưỡng có ích, giúp hoàn thiện toàn diện cho bé.

Ăn nhiều mì gói ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Những ảnh hưởng của việc ăn nhiều mì tôm đến mẹ bầu
Những ảnh hưởng của việc ăn nhiều mì tôm đến mẹ bầu

Dù mẹ bầu có thể ăn mì tôm nhưng theo chuyên gia và bác sĩ khoa sản, việc ăn mì gói cần hạn chế hoặc tốt nhất không nên sử dụng. Vì ít nhiều thì mì tôm cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé.

Huyết áp mẹ bầu tăng cao

Như đã đề cập, trong thành phần của mì tôm có hàm lượng muối khá cao nên việc lạm dụng ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm cho ion Natri thẩm thấu vào tế bào. Sau đấy, chuyển hóa gây áp lực lên thành mạch mạnh dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Đây là biểu hiện không tốt với mẹ bầu vì có thể tăng nguy cơ sảy thảo, tiền sản giật, thai bị lưu hay sinh sớm.

Làm xương thai nhi bị thiếu canxi phát triển

Dù có chứa canxi nhưng mì tôm còn có lượng chất bảo quản, hương liệu,.. cao. Cho nên, bạn có ăn ngon miệng hay “nghiện” món này cũng khiến xương không thể hấp thụ canxi, dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bầu, thiếu canxi phát triển cho thai nhi.

Cơ thể nóng trong, dễ táo bón

Với người yêu thích mì ăn liền, nhất là loại mì chua cay, nồng độ nóng cao sẽ rất dễ bị nhu động ruột, gây táo bón về sau. Đồng thời, thiếu hụt những chất dinh dưỡng, chất xơ cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.

Nồng độ cholesterol tăng cao

Như nói ở, chất béo chuyển hóa có trong mì tôm có thể gây tăng lượng cholesterol trong máu. Hơn nữa, nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, dễ đột ngụy, khó lưu thông máu cũng diễn ra thường xuyên hơn ở mẹ bầu.

Bầu ăn mì tôm như thế nào để an toàn?

Nếu chứng nghén, thèm ăn trong thai kỳ làm mẹ bầu không thể chối từ với mì tôm thì cũng chỉ nên dùng tối đa 1 lần/ 1 tuần. Mẹ bầu hãy thay đổi cách chế biến để món ăn trở nên an toàn, đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé.

  • Trụng cuộn mì qua 1-2 lần với nước sôi trước khi nấu: để thường thức vì làm thế có thể loại bỏ bớt chất béo và chất có hại ở mì gói.
  • Hạn chế gia vị: chỉ dùng 1/3 gói muối gia vị kèm theo. Với gói dầu gia vị, mẹ bầu nên bỏ luôn do nó chứa nhiều chất béo và các chất không tốt.
  • Tăng thêm dinh dưỡng bằng rau và đạm: thêm vào tô mì một ít rau và khoảng 25 – 30g chất đạm như thịt, trứng, cá, tôm,… để món ăn thêm hấp dẫn và cân bằng dinh dưỡng hơn.

Lời kết

Mì gói là thực phẩm phổ biến và được nhiều người ưa thích nhưng với mẹ bầu thì việc ăn mì tôm cần được cân nhắc kỹ. Mong qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bầu ăn mì gói được không? Từ đấy, có được lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp cho cả mẹ lẫn bé trong thời kỳ mang thai.